Phân biệt tạm giữ bằng với tước bằng lái xe
21-03-2017 08:30:19 |
Người đăng: ÔTô An Phước
Khi bị xử phạt vi phạm giao thông, ngoài chuyện tiền phạt, bạn còn thường nghe thấy từ “tạm giữ giấy tờ” hoặc “tước bằng lái xe”
Hai thuật ngữ này hay bị dùng nhầm lẫn. Vậy, cần hiểu một cách chính xác như sau:
Tạm giữ bằng lái xe: là hình thức CSGT giữ giấy tờ để “làm tin”, để đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt tại kho bạc cho lỗi vi phạm của mình, sau đó mới được lấy giấy tờ. Ở đây là tạm giữ chứ không tước quyền. Trong thời hạn bị tạm giữ bằng trên biên bản, bạn vẫn có quyền lái xe bình thường, nếu lại bị CSGT hỏi, thì có thể trình biên bản giữ bằng ra là vẫn coi như có bằng lái. Tất nhiên, biên bản chỉ giúp thay bằng lái đang bị cơ quan CA giữ (để không bị lỗi “không có giấy phép lái xe”), nên nếu bạn vi phạm luật giao thông, thì vẫn bị xử lý bình thường. Ngoài ra, nếu sau thời hạn trên biên bản giữ bằng mà bạn chưa nộp phạt lấy bằng về, lúc đó nếu bị CA thổi phạt, thì lúc đó sẽ bị lỗi không bằng (vì biên bản chỉ thay bằng lái trong thời hạn tạm giữ mà thôi).
Tước bằng lái xe: thuật ngữ đầy đủ là “tước quyền sử dụng giấy phép lái xe”. Đây là hình phạt bổ sung cho một số lỗi vi phạm nặng, chẳng hạn như: ô tô vượt phải, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm... Khi đó, ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước bằng lái trong một khoảng thời gian thường là 30 hoặc 60 ngày, tùy lỗi. Trong thời gian bị tước bằng, coi như bạn không có bằng, do đó bạn không được quyền lái xe. Nếu vẫn cố ý lái xe trong thời gian bị tước bằng, nếu bị CSGT kiểm tra, thì bị phạt lỗi “Không có GPLX”.
Nhân tiện đây, bạn cũng cần phân biệt lỗi “không có GPLX” với “không mang theo GPLX”:
- “Không có GPLX” nghĩa là bạn chưa thi lấy bằng, hoặc đã có bằng nhưng bị tước quyền sử dụng. Ngắn gọn là không có bằng mà lái xe thì vi phạm luật, và mức phạt với ô tô là 4 - 6 triệu đồng (Điều 21 khoản 7), xe máy là 800.000 - 1.200.000 đồng (Điều 21 khoản 5)
- “Không mang theo GPLX” nghĩa là có mà quên không mang theo người. Lỗi này nhẹ hơn, mức phạt với xe máy là 80.000 - 100.000 đồng (Điều 21 khoản 2c), với ô tô là 200 - 400 nghìn đồng (Điều 21 khoản 3a).
Tin tức khác
- Nâng hạng bằng lái xe Ô Tô
- Bằng lái xe Hạng F
- Bằng lái xe hạng E
- Bằng lái xe hạng D
- Bằng lái xe hạng C
- Bằng lái xe hạng B2 chạy được xe gì
- Bằng lái xe hạng B2 chạy được xe tải bao nhiêu tấn
- Học bằng lái xe Ô Tô 4 bánh mất bao lâu?
- Biển trắng là gì? Những quy định cần biết nếu không muốn bị phạt
- Biển vàng là gì? Quy định dành riêng cho xe kinh doanh vận tải