Có hay không lỗi vượt xe khác trong vạch mắt võng?

19-12-2017 10:53:59 | Người đăng: ÔTô An Phước

Câu hỏi: Xin mọi người giải thích giúp tôi về lỗi vượt xe khác trong vạch mắt võng? Và trong những trường hợp nào thì xe không được phép vượt xe khác?

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thành Tài – Công ty Luật Phạm Danh (Đoàn Luật sư Hà Nội) giải đáp như sau: 

​Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, vạch kẻ kiểu mắt võng là loại vạch 4.4 dùng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp.

Vạch mắt võng.
 

Vậy nên, vạch kẻ kiểu mắt võng có thể được sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe. Thông thường, đi cùng kiểu vạch kẻ này là mũi tên xác định hướng phải đi, ví dụ mũi tên rẽ phải; đồng nghĩa với việc đây là làn đường dành riêng cho rẽ phải. Do đó, nếu xe đi thẳng qua làn này cả khi đèn xanh và đèn đỏ sẽ vi phạm lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường”.

Còn trong trường hợp trong vạch mắt võng không có mũi tên chỉ đường, nếu đèn tín hiệu xanh và bạn đi thẳng qua vạch mắt vòng thì không vi phạm luật. Nếu đèn đỏ mà bạn dừng tại vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi ”Không tuân thủ hiệu lệch vạch kẻ đường”.

Qua những phân tích trên có thể thấy, không có lỗi vượt xe khác trong vạch mắt võng, việc xử phạt của CSGT về lỗi này là không phù hợp.

Đường có vạch mắt võng đi như thế nào

 

Ngoài ra, tại Khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các trường hợp không được vượt xe, bao gồm:

(1) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ (chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải);

(2) Trên cầu hẹp có một làn xe;

(3) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

(4) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

(5) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

(6) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.”

Vậy nên, khi thuộc vào những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển xe không được phép cho xe vượt.
 

Nguồn: vovgiaothong.vn