QCVN 34:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô

10-05-2021 11:34:56 | Người đăng: ÔTô An Phước

QCVN 34:2011/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô
Lời nói đầu
QCVN 34 : 2011/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 57/2011/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2011.
Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 7226:2002 và TCVN 7227: 2002.
QCVN 34 : 2011/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LỐP HƠI
DÙNG CHO Ô TÔ
National technical regulation on pneumatic tyres for automobiles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các loại lốp hơi mới (sau đây gọi tắt là lốp) dùng cho ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo; trừ các loại sau:
  • Các loại lốp dùng cho ô tô có tốc độ dưới 60 km/h và quá 300 km/h.
  • Các loại lốp dùng cho ô tô đua thể thao.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu lốp, sản xuất lắp ráp ô tô và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật lốp dùng cho ô tô.
1.3. Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ dùng trong quy chuẩn này được định nghĩa như sau:
1.3.1. Kiểu lốp: dây chuyền sản sau đây:
Các lốp được coi là cùng kiểu nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, xuất và không có sự khác biệt về một trong các đặc tính kỹ thuật chính
1.3.1.1. Ký hiệu kích cỡ lốp.
1.3.1.2. Loại sử dụng (loại thông thường: dùng để đi trên đường thông thường; loại đặc biệt: dùng để đi trên đường thông thường và trên địa hình đặc biệt, ví dụ như địa hình không thành đường; loại đi trên tuyết hoặc đất bùn).
1.3.1.3. Cấu trúc (lớp mành chéo hoặc nghiêng, chéo có đai, hướng tâm).
1.3.1.4. Cấp tốc độ.
1.3.1.5. Chỉ số khả năng chịu tải.
1.3.1.6. Mặt cắt ngang của lốp.
1.3.2. Cấu trúc của lốp: bao gồm các phần sau (Hình 1)
1.3.2.1. Lớp mành chéo hoặc nghiêng: Dạng cấu trúc lốp, trong đó những sợi mành kéo dài tới mép lốp và tạo thành các góc so le hầu như nhỏ hơn 900 so với đường tâm của vân lốp.
1.3.2.2. Chéo có đai: Dạng cấu trúc lốp kiểu lớp mành chéo hoặc nghiêng, trong đó xư-ơng lốp được giới hạn bởi một đai gồm hai hoặc nhiều lớp vật liệu sợi mành không dãn, đặt thành các góc so le và sát với nhau trong xương lốp.
1.3.2.3. Lớp mành hướng tâm: Dạng cấu trúc lốp, trong đó những sợi mành kéo dài tới mép lốp và làm thành một góc 900 so với đường tâm của vân lốp, xương lốp được giữ ổn định chủ yếu bằng một đai bao quanh không dãn.
1.3.2.4. Gia cường: Dạng cấu trúc lốp, trong đó xương lốp có độ bền lớn hơn xương lốp của lốp thông thường tương ứng.
1.3.3. Mép lốp: Bộ phận của lốp có hình dáng và cấu trúc sao cho lắp vừa với vành và giữ được lốp với vành khi lắp.
1.3.4. Sợi mành: Những sợi dây tạo nên cấu trúc lớp mành trong lốp.
1.3.5. Lớp mành: Một lớp những sợi mành song song được phủ cao su.
1.3.6. Xương lốp: Bộ phận của lốp chịu tải khi lốp được bơm căng nhưng không phải là vân lốp và các thành bên bằng cao su.
1.3.7. Vân lốp: Bộ phận của lốp tiếp xúc với mặt đường, bảo vệ xương lốp tránh khỏi những hư hỏng cơ học và góp phần vào sự bám của lốp với mặt đường.
1.3.8. Vách bên: Bộ phận của lốp giữa vân lốp và diện tích thiết kế để gờ vành bao trùm lên.
1.3.9. Đường rãnh trên vân lốp: Rãnh giữa các gân hoặc các gờ liền kề của vân lốp.
1.3.10. Đường rãnh chính: Các rãnh rộng ở trung tâm của vân lốp.
1.3.11. Chiều rộng mặt cắt ngang S: Khoảng cách theo đường thẳng giữa phần bên ngoài của các vách bên của lốp đã được bơm, không bao gồm các phần nhô do sự ghi nhãn, các dải, sọc trang trí hoặc bảo vệ.
1.3.12. Chiều rộng toàn bộ: Khoảng cách theo đường thẳng giữa phần bên ngoài của các vách bên của lốp đã được bơm căng, bao gồm các dải hoặc sọc trang trí, bảo vệ hoặc nhãn in nổi trên lốp; trong trường hợp lốp có vân lốp rộng hơn chiều rộng mặt cắt ngang, chiều rộng toàn bộ lốp tương ứng với chiều rộng vân lốp.
1.3.13. Chiều cao mặt cắt ngang H: Khoảng cách bằng một nửa của hiệu số giữa đ-ường kính ngoài của lốp và đường kính danh nghĩa của vành.
1.3.14. Tỉ lệ mặt cắt danh nghĩ a Ra: Trị số bằng một trăm lần thương số của phép chia chiều cao mặt cắt ngang (H) cho chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang (S1), cả hai kích thước đều được đo theo cùng đơn vị.
1.3.15. Đườ ng kính ngoài D: Đường kính toàn bộ của lốp mới đã được bơm hơi tới áp suất do nhà sản xuất quy định.
1.3.16. Ký hiệu kích cỡ lốp: bao gồm các thông số sau:
1.3.16.1. Chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang (S1) được thể hiện bằng mm trừ trường hợp các loại lốp có ký hiệu kích thước được nêu rõ trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục 5 của quy chuẩn này.
1.3.16.2. Tỉ lệ mặt cắt danh nghĩa (Ra), trừ một số loại lốp có ký hiệu cỡ lốp được nêu trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục 5 của quy chuẩn này.
1.3.16.3. Đường kính danh nghĩa của vành ký hiệu là (d), được thể hiện cả bằng mã số (số dưới 100) và bằng milimét (số trên 100).
Ký hiệu "d" đo bằng mm được thể hiện bằng mã số nêu trong bảng 1.
 
Hình mặt cắt ngang của lốp
Hình 1: Mặt cắt ngang của lốp.
 
  Bảng 1 - Mã số của d
   
Mã số Đường kính danh nghĩa của vành "d" (mm)
   
8 203
9 229
10 254
11 279
12 305
13 330
14 356
15 381
16 406
17 432
18 457
19 483
20 508
21 533
22 559
23 584
24 610
25 635
14.5 368
16.5 419
17.5 445
19.5 495
20.5 521
22.5 572
24.5 622
1.3.17. Đường kính danh nghĩa của vành (d): Đường kính của vành dùng để thiết kế lốp lắp trên đó.
1.3.18. Vành: Bộ phận đỡ cụm lốp và săm hoặc lốp không săm và mép lốp tỳ trên đó.
1.3.19. Vành lý thuyết: Vành tưởng tượng có độ rộng bằng X lần chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang lốp. Giá trị X do nhà sản xuất lốp quy định.
1.3.20. Vành đo: Vành mà trên đó lốp được lắp vừa để thực hiện các phép đo kích thước.
1.3.21. Vành thử: Vành mà trên đó lốp được lắp vừa để thử.
1.3.22. Bong tróc: Sự tách rời của các mảnh cao su khỏi vân lốp.
1.3.23. Bong sợi mành: Sự tách rời của các sợi mành khỏi lớp phủ cao su của chúng.
1.3.24. Bong lớp mành: Sự tách của các lớp mành liền kề nhau.
1.3.25. Bong vân lốp: Sự tách rời vân lốp khỏi xương lốp.
1.3.26.Chỉ số khả năng chịu tải: Trị số tương ứng với tải trọng lớn nhất mà một lốp có thể chịu được ở tốc độ tương ứng với cấp tốc độ theo các điều kiện vận hành do nhà sản xuất lốp quy định. Chỉ số khả năng chịu tải và tải trọng tương ứng được nêu trong phụ lục 1 của quy chuẩn này.
1.3.27. Bảng khả năng chịu tải của lốp ở các tốc độ khác nhau: Bảng trong phụ lục 4, nêu rõ khả năng chịu tải khác nhau của một lốp khi sử dụng ở các tốc độ không t-ương ứng với chỉ số của cấp tốc độ danh nghĩa, bằng cách tham khảo khả năng chịu tải của lốp ở tốc độ định mức.
1.3.28. C ấp tốc độ: Tốc độ lớn nhất mà lốp có thể chịu được. Cấp tốc độ được biểu thị bằng các ký hiệu quy định trong bảng 2.
Bảng 2 - Ký hiệu các cấp tốc độ
Ký hiệu cấp tốc độ Tốc độ tương ứng (km/h)
   
F 80
G 90
J 100
K 110
L 120
M 130
N 140
P 150
Q 160
R 170
S 180
T 190
U 200
H 210
V 240
W 270
Y 300
1.3.29. Lốp đi trên tuyết: Lốp có vân lốp và cấu trúc được thiết kế chủ yếu nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc tốt hơn loại lốp thông thường trong điều kiện bùn, tuyết non hoặc tuyết tan. Kiểu vân lốp của lốp đi trên tuyết thường bao gồm các đường rãnh (gân) và/hoặc các khối đặc cách nhau rộng hơn loại lốp thông thường. Loại lốp này thường được ký hiệu là “M+S” hoặc “M.S” hoặc “M&S”.
1.3.30. Lốp đa năng "MST": Là loại lốp thích hợp với điều kiện đường thông thường và trên địa hình đặc biệt không thành đường.
1.3.31. Lốp sử dụng đặc biệt: Là loại lốp sử dụng trên địa hình đặc biệt không thành đường. Loại lốp này thường được ký hiệu là "ET" hoặc "ML" hoặc "MPT".
1.3.32. Lố p dự phòng sử dụng tạm thời: Lốp khác so với lốp thông thường được lắp trên xe và chỉ sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn với những điều kiện lái đặc biệt.
1.3.3. Lốp dự phòng sử dụng t ạm thời kiểu T: Là một loại lốp dự phòng sử dụng tạm thời trong điều kiện áp suất bơm căng cao hơn của lốp tiêu chuẩn và lốp gia cường.
1.3.34. Mức chịu tải lớn nhất: Tải trọng lớn nhất mà lốp có thể chịu được:
1.3.34.1. Với các tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 210 km/h, mức chịu tải lớn nhất không được vượt quá giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp
1.3.34.2. Với các tốc độ lớn hơn 210 km/h, nhưng không quá 240 km/h (những lốp được phân loại với ký hiệu cấp tốc độ V), mức chịu tải lớn nhất không được vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp như nêu trong trong bảng 3 dưới đây, có tính đến khả năng tốc độ của xe mà lốp được lắp vào.
Bảng 3 - Tỷ lệ phần trăm tải so với mức tải lớn nhất ở các tốc độ xe từ 215 km/h đến 240 km/h
Tốc độ lớn nhất (km/h) Mức chịu tải lớn nhất (%)
   
215 98,5
220 97,0
225 95,5
230 94,0
235 92,5
240 91,0
Đối với các tốc độ trung gian, được phép nội suy tuyến tính mức chịu tải lớn nhất.
1.3.34.3. Với các tốc độ lớn hơn 240 km/h, nhưng không quá 270 km/h (những lốp được phân loại với ký hiệu cấp tốc độ W), mức chịu tải lớn nhất không được vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp như nêu trong trong bảng 4 dưới đây, có tính đến khả năng tốc độ của xe mà lốp được lắp vào.
Bảng 4 - Tỷ lệ phần trăm tải so với mức tải lớn nhất ở các tốc độ xe từ 240 km/h đến 270 km/h
Tốc độ lớn nhất (km/h) Mức chịu tải lớn nhất (%)
   
240 100,0
250 95,0
260 90,0
270 85,0
Đối với các tốc độ trung gian, được phép nội suy tuyến tính mức chịu tải lớn nhất.
1.3.34.4. Với các tốc độ lớn hơn 270 km/h (những lốp được phân loại với ký hiệu cấp tốc độ Y), mức chịu tải lớn nhất không được vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp như nêu trong trong bảng 5 dưới đây, có tính đến khả năng tốc độ của xe mà lốp được lắp vào.
 
Bảng 5 - Tỷ lệ phần trăm tải so với mức tải lớn nhất ở các tốc độ xe từ 270 km/h đến 300 km/h
Tốc độ lớn nhất (km/h) Mức chịu tải lớn nhất (%)
   
270 100,0
280 95,0
290 90,0
300 85,0
Đối với các tốc độ trung gian, được phép nội suy tuyến tính mức chịu tải lớn nhất.
1.3.35. Bong mép lốp: Sự tách rời giữa các thành phần tại khu vực mép lốp.
1.3.36. Bong lớp đai: Sự tách rời cao su giữa các lớp đai hoặc giữa đai với lớp sợi mành.
1.3.37. Dập nứt: Sự dập nứt cao su ở vân lốp, vách bên lốp hoặc bên trong lốp đến lớp mành.
1.3.38. Bong tầng cao su trong: Sự tách rời lớp cao su trong khỏi lớp mành.
1.3.39. Hở mối nối: Sự hở mối nối ở mặt lốp, vách bên lốp và lớp cao su trong đến lớp mành.
1.3.40. Bong vách bên: Sự tách rời cao su khỏi lớp mành tại vách bên lốp.
1.3.41. Tốc độ trống thử: Tốc độ tại mặt ngoài của trống thép sử dụng để thử lốp.
1.3.42. Tốc độ lốp: Tốc độ tại điểm tiếp xúc giữa lốp và trống thử.
1.3.43. Tốc độ lớn nhất: Là tốc độ tương ứng với ký hiệu tốc độ trên lốp hoặc tốc độ lớn nhất của lốp do nhà sản xuất quy định.
1.3.44. Trống thử: Trống làm bằng thép, đường kính 1,7 m ± 1 % hoặc 2,0 m ± 1 %, có bề mặt nhẵn và chiều rộng lớn hơn chiều rộng toàn bộ lốp thử. Trống thử sẽ tạo ra tốc độ cần thiết để thử nghiệm.
1.3.45. Bộ phận gia tải lên lốp: Là hệ thống thuỷ lực có cơ cấu tạo ra tải trọng tĩnh hoặc hệ thống tương đương, với độ chính xác ± 1,5 % của toàn bộ thang đo và tốc độ có độ chính xác ± 3 % của toàn bộ thang đo.
1.3.46. Dấu chỉ báo mòn mặ t hoa lốp: Những dấu lồi bên trong rãnh hoa lốp, được thiết kế để chỉ báo độ mòn của mặt hoa lốp khi quan sát bằng mắt thường.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Lốp phải được kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại 2.1, 2.2, 2.3 dưới đây:
2.1. Quy định kỹ thuật chung
2.1.1. Ký hiệu của lốp
Lốp phải được ghi ký hiệu trên cả hai thành bên của lốp trong trường hợp lốp đối xứng và trên thành ngoài của lốp trong trường hợp lốp không đối xứng. Các nội dung cần ghi:
2.1.1.1. Tên nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu thương mại.
2.1.1.2. Ký hiệu kích cỡ lốp theo 1.3.16 của quy chuẩn này.
2.1.1.3. Biểu thị cấu trúc lốp như sau:
  • Lốp có mành chéo (nghiêng) không biểu thị, hoặc ghi chữ “D” trước ký hiệu đường kính vành .
  • Lốp chéo có đai ghi chữ “B” trước ký hiệu đường kính vành và chữ BIAS-BELTED trên lốp.
  • Lốp có mành hướng tâm ghi chữ “R” phía trước ký hiệu đường kính vành, và có thể ghi từ “RADIAL”. Những lốp này nếu có chỉ số tốc độ lớn hơn 240km/h thì chữ “R” có thể được thay thế bằng chữ ZR.
2.1.1.4. Ký hiệu cấp tốc độ.
2.1.1.5. Chỉ số khả năng chịu tải của lốp.
2.1.1.6. Ký hiệu là “M+S” hoặc “MS” hoặc “M&S” đối với lốp đi trên tuyết.
2.1.1.7. Ký hiệu là “ET” hoặc “ML” hoặc “MPT” đối với lốp loại đặc biêt.
2.1.1.8. Ký hiệu là “TUBELESS” đối với lốp không săm.
2.1.1.9. Ký hiệu là “REINFORCED” đối với lốp gia cường.
2.1.1.10. Ngày sản xuất ghi dưới dạng nhóm gồm 04 chữ số; hai chữ số đầu thể hiện tuần (tháng) và hai chữ số sau thể hiện năm sản xuất.
2.1.1.11. Chỉ số áp suất của lốp “PSi”: phải được ghi trên thành bên của lốp, mối quan hệ giữa chỉ số áp suất lốp và các đơn vị của áp suất lốp được quy định trong phụ lục 2.
2.1.2. Dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp
Lốp phải có ít nhất 6 hàng ngang các dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp ở khoảng cách xấp xỉ đều nhau và được đặt trong rãnh chính của hoa lốp, dọc theo chu vi lốp. Các dấu chỉ báo này phải dễ nhận biết và không nhầm lẫn với các chi tiết khác trên bề mặt lốp.
Tuy nhiên, đối với lốp sử d ụng vành có đường kính danh nghĩa là 12 hoặc nhỏ hơn, có thể chỉ bố trí 4 hàng ngang các dấu chỉ báo.
Các d ấu chỉ báo mòn mặt hoa lố p ph ải chỉ báo độ mòn với sai lệch +0,60 mm/-0,0mm, khi các rãnh hoa lốp không sâu hơn 1,6 mm.
Chiều cao dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp được xác định bằng cách đo độ chêch lệch về chiều sâu, từ bề mặt hoa lốp tới đỉnh của dấu chỉ báo mòn và tới đáy của rãnh hoa lốp, gần với chỗ dốc ở chân của dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp
2.2 Quy định về kích thước của lốp
Các kích thước của lốp phải phù hợp với tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất và ghi trên lốp.
2.2.1. Chiều rộng mặt cắt ngang của lốp
2.2.1.1. Xác định chiều rộng mặt cắt ngang theo công thức sau:
S = S1 + K (A – A1)
trong đó:
- S: là chiều rộng mặt cắt ngang tính bằng milimét và được đo khi lốp lắp trên vành đo;
  • S1: là chiều rộng danh nghĩa mặt cắt ngang tính bằng milimét được chỉ ra ở vách bên của lốp trong ký hiệu lốp đã quy định;
  • A: là chiều rộng (tính bằng milimét) của vành đo, do nhà sản xuất quy định;
  • A1: là chiều rộng tính bằng milimét của vành lý thuyết. A1 bằng S1 nhân với hệ số X do nhà sản xuất quy định;
  • K: là hệ số bằng 0,4.
Đối với các loại lốp có ký hiệu kích cỡ ghi trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục
  1. của quy chuẩn này, độ rộng mặt cắt S sẽ là các giá trị tương ứng nêu trong bảng.
  2. Yêu cầu kỹ thuật chiều rộng mặt cắt ngang của lốp:
Chiều rộng toàn bộ của lốp có thể nhỏ hơn chiều rộng mặt cắt ngang S được xác định theo 2.2.1.1.
Chiều rộng toàn bộ của lốp có thể lớn hơn chiều rộng mặt cắt ngang S theo phần trăm sau đây:
  1. Đối với ô tô con và rơ moóc kéo theo ô tô con: - Lốp lớp mành chéo: 6%;
- Lốp lớp mành hướng tâm: 4%.
- Ngoài ra, nếu lốp có băng bảo vệ đặc biệt, giá trị sai lệch có thể lớn hơn 8 (mm).
  1. Đối với các loại ô tô khác và rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo các loại ô tô này: - Lốp lớp mành chéo: 8%;
- Lốp lớp mành hướng tâm: 4%.
  • Ngoài ra, đối với các loại lốp có chiều rộng mặt cắt lớn hơn 305 mm và dự định dùng lốp kép thì giá trị lớn hơn này là:
  • Lốp lớp mành chéo: 4%;
  • Lốp lớp mành hướng tâm: 2%.
2.2.2. Đường kính ngoài của lốp
2.2.2.1. Xác định đường kính ngoài của lốp theo công thức sau:
D = d + 2H
trong đó:
  • D: là đường kính ngoài tính bằng milimét;
  • d: là ký hiệu đường kính danh nghĩa của vành tính bằng milimét;
  • H: là chiều cao mặt cắt ngang tính bằng milimét và bằng S1 x 0,01 Ra
trong đó:
+ S1: là chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang tính bằng milimét;
+ Ra: là tỉ lệ mặt cắt danh nghĩa.
Đối với loại lốp mà ký hiệu kích thước được nêu trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục 5 của quy chuẩn này, đường kính ngoài sẽ là các giá trị tương ứng nêu trong bảng.
2.2.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đường kính ngoài của lốp:
Đường kính ngoài của lốp không được vượt ra ngoài các giá trị Dmin và Dmax xác định theo các công thức sau:
Dmin = d + (2H x a)
Dmax = d + (2H x b)
trong đó:
  1. Đối với những cỡ lốp được liệt kê trong phụ lục 5: H = 0,5 (D-d);
  2. Đối với những cỡ lốp khác, không được liệt kê trong phụ lục 5:
“H” và “d” được xác định trong mục 2.2.2.1
  1. Các hệ số a và b tương ứng: - Hệ số a = 0,97
- Hệ số b, được xác định trong bảng 6:
    Bảng 6 – Hệ số b  
           
Loại lốp Sợi mành Sợi mành chéo  
hướng tâm  
         
           
    Ô tô con và rơ   Ô tô khác và rơ  
      moóc, sơ mi rơ  
Lốp   moóc kéo theo ô    
1,04   moóc kéo theo các  
tô con    
thường   loại ô tô này  
       
    1,08   1,07  
           
Lốp đặc 1,06   1,09  
biệt    
         
           
  1. Đối với lốp đi trên tuyết, đường kính ngoài (Dmax) có thể lớn hơn 1% khi được tính toán như trên.
2.2.3. Quy trình đo kích thước lốp
2.2.3.1. Lốp được lắp trên vành đo do nhà sản xuất quy định theo 3.2.1.12 của tiêu chuẩn này và được bơm hơi tới áp suất q định như sau:
  1. Đối với ô tô con và rơ moóc kéo theo ô tô con: - Bơm hơi tới áp suất 300 đến 350 kPa.
- Áp suất được điều chỉnh như sau:
+ Lốp chéo có đai tiêu chuẩn: đến 170 kPa.
+ Lốp có lớp mành chéo (nghiêng): theo bảng 7.
Bảng 7– Áp suất điều chỉnh
12
 
      QCVN 34 : 2011/BGTVT
         
    Áp suất (kPa)    
Số lớp mành   Cấp tốc độ    
  L,M,N P,Q,R,S T,U,H,V  
4 170 200 -  
6 210 240 260  
8 250 280 300  
  • Lốp hướng tâm tiêu chuẩn: đến 180 kPa.
  • Lốp gia cường: đến 230 kPa.
  • Lốp dự phòng sử dụng tạm thời kiểu T: đến 420 kPa.
  • Đối với các loại ô tô khác và rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo các ô tô này: - Bơm và điều chỉnh áp suất tới giá trị do nhà sản xuất quy định theo 3.2.1.13.
2.2.3.2. Lốp đã lắp trên vành được giữ ở nhiệt độ xung quanh của phòng thí nghiệm trong thời gian ít nhất là 24 giờ.
2.2.3.3. Chiều rộng toàn bộ lốp được đo bằng thước cặp tại 6 điểm có khoảng cách bằng nhau, có tính đến độ dày của sọc hay dải bảo vệ. Số đo cao nhất là chiều rộng toàn bộ lốp.
2.2.3.4. Đường kính ngoài được xác định bằng cách đo chu vi lớn nhất và chia cho số π
(3,1416).
2.3. Quy định về kiểm tra tính năng tải trọng / tốc độ, độ bền của lốp
2.3.1. Lốp phải được kiểm tra tính năng tải trọng/tốc độ, độ bền theo quy trình nêu trong phụ lục 3 của quy chuẩn này.
2.3.2. Lốp sau khi đã được kiểm tra tính năng tải trọng/tốc độ, độ bền nếu không thấy có biểu hiện bong vân lốp, bong lớp mành, bong sợi mành, bong tróc, đứt sợi mành thì được coi là đạt yêu cầu.
2.3.3. 6 giờ sau khi kiểm tra tính năng tải trọng/tốc độ, độ bền đường kính ngoài của lốp đo được không được chênh lệch quá ±3,5% so với đường kính ngoài của lốp đo được trước khi thử.
3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1.  Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Lốp sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ”Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp xe cơ giới”.
3.2.  Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi có nhu cầu thử nghiệm, cơ sở sản xuất, tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu lốp phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2.
3.2.1. Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật, bản vẽ phải thể hiện được các nội dung dưới đây:
3.2.1.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại;
3.2.1.2. Ký hiệu kích cỡ lốp như quy định ở 1.3.16 của quy chuẩn này;
3.2.1.3. Loại sử dụng (thông thường, đặc biệt, đi trên tuyết );
3.2.1.4. Cấu trúc: lớp mành chéo hoặc nghiêng (số lớp), chéo có đai, hướng tâm;
3.2.1.5. Cấp tốc độ;
3.2.1.6. Chỉ số khả năng chịu tải của lốp;
3.2.1.7. Chỉ số áp suất lốp;
3.2.1.8. Lốp là loại có sử dụng hoặc không sử dụng săm;
3.2.1.9. Lốp "thông thường" hay "gia cường".
3.2.1.10. Các kích thước tổng: chiều rộng tổng của mặt cắt ngang, đường kính tổng;
3.2.1.11. Vành sử dụng để lắp lốp;
3.2.1.12. Vành thử;
3.2.1.13. Áp suất thử và áp suất đo;
3.2.1.14. Hệ số X được nêu tại 1.3.19;
3.2.1.15. Bản vẽ hoặc ảnh chụp mẫu vân lốp: Bản vẽ lốp đã lắp vào vành có kích thước tương ứng và được bơm hơi tới áp suất quy định.
3.2.2. Yêu cầu về mẫu thử
Số mẫu thử là 03 mẫu cho mỗi kiểu loại lốp cần thử nghiệm (đã được lắp đầy đủ cả vành, săm -nếu có).
3.3.  Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm kiểm tra, thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thử nghiệm cho từng kiểu loại lốp quy định trong quy chuẩn này.
3.4. Các kiểu loại sản phẩm đã được kiểm tra, thử nghiệm thỏa mãn các quy định và có hồ sơ đăng ký phù hợp với quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1 Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với lốp sản xuất lắp ráp và nhập khẩu.
4.2 Lộ trình thực hiện: Tính từ th ời điểm có hiệu lực, Quy chuẩn này sẽ áp dụng sau 02 năm đối với đối với kiểu loại mới và sau 04 năm đối với kiểu loại đã được cấp giấy chứng nhận.


Tham khảo thông tin chi tiết xeb tải ISUZU 4 CHÂN >> TẠI ĐÂY
 
 

Tin tức khác