Cảnh sát giao thông mắng tài xế: mày ngu lắm, doạ phạt 180 triệu đồng

15-06-2017 16:43:55 | Người đăng: ÔTô An Phước

Không tuân thủ pháp luật, mang Chủ tịch tỉnh ra doạ, Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình, Hà Giang đang cố ép lái xe vào bước đường cùng...

Quay trở lại với vụ việc Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình (Hà Giang) sách nhiễu, tìm mọi cớ để phạt  8 chiếc xe chở quặng vì lý do quá khổ, quá tải gây bất bình trong dư luận bởi việc “bới lông tìm vết”, vô pháp luật của Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình.
 
Những chiếc xe tải chở hàng hóa đang bị tạm giữ một cách bất hợp lý, các tài xế đang phải ăn chực nằm chờ để lấy xe đi giao hàng hóa cho công ty.


Để dư luận hiểu sâu hơn vấn đề, chúng tôi xin tóm lược lại nội dung như sau, ngày 07/6/2017, khi 8 chiếc xe tải chở quặng lưu thông trên quốc lộ 279 khi qua địa bàn huyện Quang Bình thì liền bị một tổ công tác Cảnh sát giao thông gồm 3 người đã dừng lại để kiểm tra giấy tờ.
 
Sau khi tài xế xuất trình giấy tờ đầy đủ, tổ công tác này tiếp tục kiểm tra hàng hóa và yêu cầu cánh tài xế phải cung cấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa, do tài xế để quên hợp đồng vận chuyển hàng hóa, tổ công tác đã tạm giữ 8 chiếc xe chở quặng trên.
 
Sáng ngày 08/06 khi tài xế bổ sung hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho Đội Công an kinh tế  huyện Quang Bình kiểm tra.
 
Sau khi kiểm tra, Công an kinh tế huyện đã trả lại các giấy tờ liên quan cho tài xế để được phép tiếp tục lưu thông.
 
Không tìm ra lỗi để phạt, Đội Cảnh sát giao thông lại lấy lý do xe quá khổ, quá tải. Rồi họ tiến hành cân trọng tải và đo chiều cao xe nhưng các xe trên vẫn tuân thủ đúng quy định pháp luật.
 
Không tìm ra lỗi phạt, đáng lẽ Cảnh sát giao thông phải dừng ngay việc cản trở các phương tiện lưu thông trên đường.
 
Nhưng dường như bản chất "cố chấp, bảo thủ, không chịu thua dân" của đội Cảnh sát giao thông lại như sục sôi nổi lên.
 
Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình lại tiếp tục tìm ra lý do 8 chiếc xe tải chở quặng đi qua cầu yếu (cách địa điểm  kiểm tra 17 kilomet) nên bị tạm giữ để xử lý.
 
Tại thời điểm đoàn xe lưu thông qua cầu không có biển thông báo về tải trọng nên họ đã di chuyển qua cầu. Điều ngạc nhiên là chỉ sau 1 ngày  tạm giữ các xe, huyện Quang Bình đã cho người ra cắm biển thông báo để lấy cớ “xử ép” 8 xe tải.
 
Chiều ngày 08/06, huyện Quang Bình lại cho người ra dựng biển lên để “lấy cớ” phạt các xe.
 
Trước sự việc trên, các tài xế vô cùng bất bình, vì tại thời điểm đoàn xe lưu thông qua cầu không có biển thông báo về tải trọng nên họ đã di chuyển qua cầu.
 
Điều ngạc nhiên là chỉ sau 1 ngày tạm giữ các xe, huyện Quang Bình đã cho người ra cắm biển thông báo "cầu yếu" để lấy cớ “xử ép” 8 xe tải trên.
 
Để ép lái xe và nhằm đổ lỗi cho đơn vị khác, Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình đã khuyên các tài xế nên làm đơn tố Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang nhằm mục đích đổ lỗi cho Sở, đồng thời để chứng tỏ rằng việc làm bất hợp lý của mình là đúng.
Nếu em chấp hành được thì em lấy xe chở hàng về kho, để bọn anh giữ lại giấy tờ. Sau đó chú có đơn kiến nghị gửi lên Sở Giao thông”, ông Đoàn Trọng Kế, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình nói với tài xế.
 
Đáp lại lời ông Kế, tài xế N.V.T nói: “Em có hỏi bên Sở Giao thông người ta bảo khi chưa có biển thì các anh vẫn đi bình thường, lúc nào chúng tôi cắm biển thì các ông không được đi, còn bên cơ quan Cảnh sát giao thông chỉ thực thi nhiệm vụ sau khi có biển báo cắm ở đấy thôi”
 
Ông Kế nói tiếp: “Không được rồi, vì nó vướng với Chủ tịch tỉnh người ta nói rằng là Sở Giao thông đã có công báo từ 2015, em hiểu không? Nghe để anh cứu chú…
 
Sau đó ông làm đơn kiến nghị về Sở Giao thông, đề nghị làm rõ tại sao hôm đó lái xe của tôi đi không có biển báo, văn bản sang anh thì anh mới cho chú được chứ.
 
Không có văn bản có nghĩa là không thể được, cái công báo cộng với cái biển cắm từ năm 2015, nhưng hôm đoàn xe của anh đi qua không có biển gọi là vi phạm rồi”.
 
 
Tài xế  N.V.T đáp: “Chính ở cầu đó không có biển báo về tải trọng thì chúng em mới đi vào chứ có biển thì chúng em đã không đi vào rồi”
 
Ông Kế đáp tiếp: “Thế thì thôi! Anh đang cứu chú mà chú chẳng hiểu. Em thua anh rồi, tao đang cứu mày, mày ngu lắm!
 
22/04, ông ký hợp đồng vận chuyển hàng, ông biết chưa? Ông đi qua địa bàn tôi là lúc đó có biển, ông biết chưa? Chỉ mấy ngày nay là nó sửa đổi biển thôi. Ông ngu thế! Tôi bỏ điều đấy cho ông không nói với ai.
 
Nghe anh, chú để anh tạm giữ giấy tờ, rồi chú cầm biên bản đi, chở hàng về kho, trình bày với công ty rồi bỏ hàng vào. Sau đó kiến nghị  lên Sở Giao thông tại sao không có cái biển để anh cho chú về vé không.
 
Kiến nghị là phải có đơn yêu cầu ông Sở Giao thông  giải trình là tại sao đoàn xe của tôi đi đấy lại không có biển? Chúng tôi không biết và bây giờ Cảnh sát giao thông giữ tôi, làm đề xuất sang đây thì em chỉ làm cam kết với anh  thôi”.
 
Tiếp tục ông Kế dọa: “Sếp mà “phật ý” để cho cơ quan điều tra người ta xuống làm từ A đến Z thì em đi đâu? Anh đã cứu em rồi thì em chẳng hiểu anh.
 
Mày làm như thế là đúng luật, mày làm thế mày cho anh em lấy xe và chồng giấy phép lái xe, giấy tờ vào đấy!
 
 
Những chiếc xe tải chở hàng hóa đang bị tạm giữ một cách bất hợp lý, các tài xế đang phải ăn chực nằm chờ để lấy xe đi giao hàng hóa cho công ty.
Khi có văn bản bên Sở Giao thông nó sang thì anh chỉ yêu cầu em làm cam kết thôi. Sở Giao thông nó sai chứ anh sai à? Anh giúp em là sai à?
 
Mà họ trả lời như thế thì em điện cho sếp anh ấy. Em bám vào đấy mà có đơn kiến nghị. Không có biển để đi thì lỗi của ai? Không phải lỗi của ai thì bọn anh giữ xe, bọn em phải chấp hành thế thôi!
 
Thằng Sở Giao thông nó công báo về đây rồi, em điện cho sếp anh đi, anh không nói với em nữa.
 
Em lách luật đi chứ em làm sao đúng, 22/04 em ký hợp đồng vận chuyển với công ty đấy vận chuyển qua đây. Biển báo người ta cắm mấy năm nay rồi. Hôm em đi không có. Còn không có là việc của Sở Giao thông chứ không phải việc của các anh.
 
Cơ quan anh giữ xe thế là anh sai à? Như thế thì đương nhiên em ở đây một tuần, em phải đi học luật.
 
Sở Giao thông họ cắm biển từ ngày 26/05/2015 thì em phải nhớ rằng bọn anh làm phải đúng luật, chẳng qua anh cho phép em lách luật ở chỗ đó, em ngốc lắm!
 
Chết rồi em ơi! Thế thì thôi, mấy ông ấy không cắm thì mấy ông ấy phải trả tiền phạt cho em.
 
Còn ông đã ra công báo mà không cắm biển là ông sai luật. Công an mình bám từ năm 2015, ông không cắm được biển thì là lỗi của các ông ấy. Sao lại lỗi của công an.
 
Tài xế N.V.T thắc mắc tiếp:  “Thế thì tại sao lại bắt bọn em?”
 
“Đây là chỉ đạo của Chủ tịch, không có biển là không bắt á? Bắt từ năm 2015, bất kỳ xe nào qua. 
 
Bên em ký hợp đồng từ ngày 22/04/2017, thời điểm đó đã có biển rồi, em cứ như thế này thì anh sẽ cho đình chỉ vụ việc này để báo cáo giám đốc công an tỉnh để cho cơ quan điều tra người ta vào cuộc.
 
Công an mình không bao giờ làm sai, và cơ quan điều tra sẽ phải mở cuộc điều tra làm rõ việc này và xe em ở đấy. Nếu mà sai bọn anh chịu hoàn toàn trách nhiệm.
 
Không đáng bao nhiêu tiền, vì mình đúng cơ mà.
 
Chuyện này đã xảy ra 2 năm về trước không phải ngày hôm nay. Trong mấy ngày hôm nay nó gỡ đi, nó tháo sửa thì nó là người giúp em gỡ cái tội đó vì em không biết. Và  đương nhiên sẽ chui vào rõ và bị phạt tới 180 triệu luôn, với chủ hàng em 60 triệu, mỗi ông tài 15 triệu.
Mày không hiểu gì thì thôi!.
 
Thằng Cầu đường 2 là phải chịu trách nhiệm. Em ơi! Em phải nhớ công an người ta giỏi lắm chứ, người ta mở cuộc điều tra mất bao nhiêu tháng để tạm giữ thì ông thắng tôi thế nào?
Ông không hiểu gì cả. Không may là rơi vào số phận của em, để làm rõ việc này em “ốm” luôn. Em chuẩn bị ăn 180 triệu đến nơi rồi.
 
Đây cũng đã báo cáo chủ tịch huyện và chủ tịch tỉnh, hai ông ấy đều đồng ý để ông Bình phạt em, nhưng anh đang cứu em, em hiểu chưa?
 
Anh không hề sai, anh không quan tâm, chủ tịch tỉnh yêu cầu phạt rồi.
 
ĐM…anh hỏi em nhé! Anh  làm báo cáo cho chủ tịch tỉnh rồi, ờ thế bây giờ Chủ tịch tỉnh yêu cầu phạt thì em cứ nộp phạt đi, em không nộp phạt thì em bị giữ xe rồi đấy!”, ông Kế đáp trả, dọa tài xế sẽ chuyển sang cho cơ quan Cảnh sát điều tra.
 
Bày tỏ nỗi bức xúc với báo chí, tài xế N.V.T cho biết: “Chúng em là người dân khi tham gia giao thông thì chỉ biết lưu thông trên đường và thực hiện theo biển báo, và chấp hành khi lực lượng công an có mặt điều tiết giao thông. Tuy nhiên thì trong trường hợp này không có biển báo nên chúng em mới đi qua.
 
Bây giờ không thể giữ xe một cách vô lý như thế được, không có biển báo thì trách nhiệm là có cơ quan chức năng tỉnh”.

Sau khi phản ánh vụ việc trên, bạn đọc cũng như dư luận những ngày qua vô cùng bất bình.

“Dằn mặt có hệ thống đấy mà, thời @ người ta gọi kiểu đó là “lầy”, bạn đọc có ních name vnam bày tỏ quan điểm.

Dư luận thì cho rằng, do bên tài xế không “làm luật” nên mới bị sách nhiễu, “bới lông tìm vết”. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đề nghị Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia sớm vào cuộc để "giải cứu" những lái xe trước những hành vi coi thường pháp luật của Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
 
Nguồn: giaoduc.net.vn